Các yêu cầu thi công bê tông cốt thép được Nhà nước ban hành phải được các nhà thầu tuân thủ một chặt chẽ. Sự kết hợp giữa bê tông và thép mang đến nhiều ưu điểm nổi bật cho bê tông cốt thép. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau, do vậy tránh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Bê tông bao bọc ở ngoài và bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực của môi trường, thép định vị bê tông nhằm tránh nứt vỡ. Bê tông có đặc tính chịu kéo và uốn kém, khi có cốt thép nhược điểm này sẽ được khắc phục do thép là vật liệu chịu kéo khá tốt. Chính vì vậy, bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dưng hiện nay. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép tạo ra các cấu kiện làm các kết cấu chịu lực của các công trình. Và để đảm bảo hiệu quả tối ưu của bê tông cốt thép trong công tác thi công xây dựng nhà ở dân dụng, ngoài việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật thi công của bê tông, Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Xây dựng CMC (chuyên thiết kế thi công biệt thự, khách sạn tại Nha Trang, Khánh Hòa) xin tổng hợp thêm những yêu cầu sau đây cho cốt thép:
Quy Định Chung Về Thép:
– Cốt thép phải đúng chủng loại, đáp ứng TCXD của Việt Nam
– Thép sử dụng cho công trình phải đảm bảo cường độ, kích thước theo thiết kế.
– Trường hợp nhà thầu xây dựng có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế (nhóm, số hiệu, đường kính của cốt thép) hoặc thay đổi các kết cấu neo giữ cần phải được sự kiểm định và đồng ý của đơn vị thiết kế trước đó. Đồng thời cần phải tuân thủ các quy định sau:
+ Khi thay đổi nhóm, số hiệu cốt thép này bằng nhóm, số hiệu cốt thép khác, cần căn cứ vào cường độ tính toán cốt thép trong văn bản thiết kế và cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế để thay đổi diện tích mặt cắt cốt thép một cách thích ứng
+ Chủ đầu tư lưu ý không được để nhà thầu tự ý thay đổi chủng loại thép, trong trường hợp cần phải thay đổi chủng loại thép cần được sự đồng ý của đơn vị thiết kế.
Công Tác Thi Công Cốt Thép:
– Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế, làm sạch bề mặt tại công trường, cốt thép cần được lắp theo đúng thiết kế. Trong trường hợp hàn nối thì phải đảm bảo quy định và nên tưới ít nước để phòng cháy coppha. Tiến hành kê thép bằng các cục kê bê tông đúc sẵn.
– Thép được gia công phải tránh rỉ, bụi và dầu mỡ. Cốt thép gia công cắt, uốn theo đúng thiết kế bằng tay. Các mối hàn nối đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật: hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép được làm sạch. Các đầu chờ bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi ghép coppha buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.
– Lắp đặt cốt thép của sàn, vách bể nước: có biện pháp cố định khoảng cách giữa các lớp thép với nhau như dùng chân chó, cục kê bê tông, đá hoa cương,… (trong đó chân chó gia công bằng sắt D8, D10 dùng để kê thép mũ của sàn, cục kê bê tông hoặc đá hoa cương dùng để kê thép dưới của sàn).
– Việc liên kết từng thanh thép tại vị trí giao nhau tiến hành bằng phương pháp nối buộc hoặc hàn.
– Số mối nối, buộc hoặc hàn dính không được nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ. Ở chỗ giao nhau giữa cốt thép, hàn hay buộc cẩn thận.
– Kiểm tra các cốt thép chờ tại vị trí như cầu thang, bổ trụ, râu tường, lanh tô… xem đã đúng vị trí và cao độ chưa trước khi tiến hành đổ bê tông.
Theo CMC tổng hợp