Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi hiện nay vì đây là giải pháp móng có nhiều ưu điểm về mặt thiết kế, căn cứ vào tài liệu địa chất người thiết kế có thể xác định được chiều sâu cọc sao cho sức chịu tải của nền tương đương với sức chịu tải vật liệu của cọc, điều này với phương pháp cọc đóng hoặc ép tĩnh cọc bê tông không đạt được, đó là điều kiện đưa đến giải pháp nền móng hợp lý và kinh tế hơn.
Cọc khoan nhồi thi công được ở những địa hình chật hẹp, tuy nhiên cũng có những khuyết điểm về quản lý thi công, khó kiểm tra được chất lượng bê tông nhồi vào cọc. Do đó, đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của nhà thầu và giám sát thi công, việc giám sát thi công phải thật chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy trình.
Công tác chuẩn bị thi công cọc khoan nhồi gồm các bước sau:
1. Chuẩn bị mặt bằng ép cọc
– Mặt bằng trước khi tiến hành thi công phải được san phẳng.
– Đảm bảo cứng không bị lún máy móc khi thi công.
– Đảm bảo đường rãnh thoát nước phòng khi trời mưa to.
2. Định vị tim mốc
– Xác định từng vị trí tim cọc và tim cột, dùng cọc tre để đánh dấu.
– Bố trí các tim cột, các mốc phụ trên tường vách để khi mất dấu có thể dùng phương pháp căng dây để phục hồi lại những tim bị mất
– Sai số tim cọc sau khi thi công xong nhỏ hơn D/4 nhưng không lớn quá 15cm đối với cọc giữa và nhỏ hơn D/6 nhưng không lớn quá 10cm đối với cọc biên.
3. Tập kết thiết bị – vật tư
– Sau khi công tác chuẩn bị mặt bằng hoàn chỉnh tiến hành tập kết thiết bị, vật tư
– Thiết bị được tập kết gọn gàng, bố trí vị trí đặt ống đổ bê tông, cần khoan và các thiết bị phục vụ công tác thi công…
– Vật tư sắt đảm bảo để nơi cao ráo tránh ngập nước và lẫn sình đất.
Mời bạn đón đọc Các bước thi công cọc khoan nhồi trong bài tiếp theo
Theo CMC tổng hợp